5. Hướng dẫn sử dụng
Thiết bị phân tích thực phẩm
Độ đục là gì ?
Có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì độ đục là một trong những tính chất rất phổ biến và trực quan nhất của nước. Độ đục thường thể hiện sự vẩn đục của nước mà mắt người có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
Chúng ta có thể nhìn thấy nước đục hay không nhưng không thể biết con số cụ thể của độ đục. Một số đơn vị đo độ đục phổ biến như:
NTU ( Nephelometric Turbidity Units): Là đơn vị đo độ đục khuếch tán.
FNU ( Formazin Nephelometric Units): Là đơn vị đo độ đục Formazin khuếch tán .
FTU (Formazin Turbidity Units): Đơn vị đo độ đục Formazin.
FAU ( Formazin Attenuation Units): Đơn vị pha loãng Formazin.
Trong đó, quy ước 1 NTU = 1 FNU = 1 FTU = 1 FAU.
Nguyên nhân gây ra độ đục trong nước là do những hạt lơ lửng có trong nước. Cụ thể chúng gồm tảo, bụi bẩn, khoáng chất và dầu hoặc là các loại vi khuẩn.
Khi nước có càng nhiều những hạt lơ lửng này thì độ đục sẽ càng cao. Độ đục của nước dễ nhìn thấy thông qua màu sắc của nước.
Độ đục không đơn thuần là sự đục trong của nước. Đằng sau độ đục đó còn có ẩn chứa nhiều ý nghĩa quan trọng như:
Nguồn nước có độ đục cao thông thường sẽ có nhiệt độ cao hơn do với nước có độ đục thấp. Điều này đã được lý giải do những hạt lơ lửng có trong nước hấp thu nhiệt nhiều hơn. Do đó dẫn đến làm giảm nồng độ oxy hòa tan (DO).
Độ đục của nước cao cũng sẽ làm giảm lượng ánh sáng đi vào nước. Từ đó cũng dẫn đến hạn chế sự quang hợp và sản xuất ra DO.
Độ đục của nước cao cũng đồng nghĩa với việc có nhiều chất lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng này thường gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật sống dưới nước. Cụ thể như tắc nghẽn mang cá, giảm sức đề kháng hay giảm tốc độ tăng trưởng, tác động tới sự phát triển của ấu trùng. Khi đó cần sử dụng Thiết bị phân tích thực phẩm để dễ dàng cho việc nghiên cứu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra độ đục của nước. Có thể do xói mòn đất, xả thải, dòng chảy đô thị, hay tăng trưởng của tảo quá mức hay sự khuấy động của các trầm tích đáy.

Công dụng của máy đo độ đục để bàn?
Máy đo độ đục để bàn hay còn gọi là máy đo độ đục trong phòng thí nghiệm. Loại máy này sở hữu kích thước lớn hơn so với máy đo độ đục cầm tay. Ngoài ra, máy cũng đo độ đục của nước với độ chính xác cao hơn. Thiết bị này cũng cần phải kết nối cố định với nguồn điện và không thể di chuyển linh hoạt trong quá trình sử dụng.
Máy đo độ đục để bàn được sử dụng trong các nhà máy bia để đo độ đục của bia thành phẩm.
Ngoài ra, máy đo độ đục cũng dùng để phục vụ quá trình kiểm soát độ đục trong ngành thực phẩm (Thiết bị phân tích thực phẩm) ngành hóa chất và ngành dược phẩm.
Máy đo độ đục có nhiều ưu điểm nổi bật rất đáng để đầu tư cho một phòng thí nghiệm hiện đại, đạt chất lượng quốc tế. Sở hữu thiết kế nhỏ gọn, nhịp đo cao, đo chính xác độ đục ngay khi ở 0°C, đo độ đục với góc kép theo tiêu chuẩn MEBAK. Chai cũng được xoay và được đặt trong bể ổn nhiệt để giảm thiểu các ảnh hưởng gây ra các sai lệch kết quả đo.
Nguyên lý hoạt động của máy đo độ đục
Đối với mỗi máy đo độ đục sẽ có thể sử dụng phương pháp khác nhau để đo độ đục. Tuy nhiên về cơ bản, các loại máy đo độ đục sẽ đều hoạt động dựa theo nguyên lý chung là đo bằng ánh sáng tán xạ.
Nguyên lý đo bằng ánh sáng tán xạ hiện có thể được chia nhỏ và ứng dụng vào các loại máy khác nhau. Các nguyên lý nhỏ này thường bao gồm: ánh sáng tán xạ vuông góc, ánh sáng tán xạ bề mặt hay hiện tượng giao thoa ánh sáng tán xạ,…
Các chất lơ lửng có trong nước gây ra độ đục của nước sẽ tương tác với ánh sáng. Sau đó chúng phân tán lại nguồn ánh sáng tuỳ vào hình dạng và kích thước cũng như thành phần của chúng. Đây chính hiện tượng tán xạ ánh sáng.
Những ứng dụng từ nguyên lý đo bằng ánh sáng tán xạ. Các máy đo độ đục còn có thể phản ánh lại sự thay đổi về hình dáng và kích thước. Ngoài ra, phản ánh nồng độ của các chất rắn lơ lửng sau đó tiến hành quy đổi ra giá trị cụ thể để thể hiện độ đục của nước.
Ứng dụng của máy đo độ đục
Độ đục của nước có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của các nguồn nước. Từ đó, cũng gây ra nhiều vấn đề khác đối với hệ sinh thái nước đó.
Các loại máy đo độ đục để bàn được dùng để xác định được độ đục của nước. Từ đó, người dùng có thể đưa ra biện pháp cải tạo, xử lý kịp thời để không gây ra các ảnh hưởng đến con người, môi trường hay hệ sinh vật đang sinh trưởng tại nguồn nước đó.
Độ đục cao còn là ẩn chứa nhiều mầm bệnh và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến chính sức khỏe của con người.
Máy đo độ đục là biện pháp giúp ngăn chặn tình trạng độ đục cao trong các hồ, sông, bể chứa nước. Tác dụng là gây ra sự giảm lượng ánh sáng khi đến độ sâu thấp hơn hay gây ra ức chế sự tăng trưởng của những loài thực vật thuỷ sinh ngập nước và ngăn chặn các yếu tố gây ảnh hưởng đến các loài sống phụ thuộc ở chúng như cá và tôm cua.
Máy đo độ đục còn dùng để đo độ đục của nhiều loại nước trong cuộc sống, dùng làm Thiết bị phân tích thực phẩm. Kiểm tra độ đục của nước sinh hoạt, trong các ao hồ nuôi trồng thủy sản,…
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0989.992.008 để được tư vấn miễn phí và mua hàng chính hãng tại Công ty thiết bị phòng thí nghiệm Hailong.com.vn.
Cảm ơn đã theo dõi bài viết.